Đi Nhật dạng Kỹ năng đặc định và những thông tin cần biết
Chương trình Kỹ năng đặc định là một hình thức đi xuất khẩu lao động không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía lao động và cả nhà tuyển dụng.
Vậy những thông tin cần biết khi đi Nhật dạng Kỹ năng đặc định là gì? NamPhuongTV sẽ giải đáp cho bạn thông qua bài viết sau đây.
I. Chương trình đi Nhật dạng Kỹ năng đặc định là gì?
Chương trình Kỹ năng đặc định (Tokutei) là chương trình cho phép người lao động sang Nhật làm việc với tư cách đi lao động, có thời hạn làm việc trong khoảng 5 năm. Chương trình này cho phép các công ty, doanh nghiệp Nhật tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc để nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ… sau đó quay trở về làm việc và đóng góp cho Việt Nam.
Sau khi hết thời gian, hoàn thành chương trình, người lao động có thể xin gia hạn để tiếp tục làm việc (tùy vào loại Visa) hoặc quay trở về quê hương của mình. Hiện nay có 2 loại Visa Kỹ năng đặc định đó là Visa Kỹ năng đặc định loại 1 và Visa Kỹ năng đặc định loại 2. Mỗi loại Visa sẽ có những nội dung và yêu cầu khác nhau.
II. Chương trình “Kỹ năng đặc định số 1” và “Kỹ năng đặc định số 2” là gì?
Để đủ điều kiện tham gia chương trình Kỹ năng đặc định loại 1 người cầu ở lao động nước ngoài cần có những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong một khoảng thời gian nhất định, giúp người lao động sau khi sang Nhật có thể dễ dàng hoà nhập với môi trường mới.
Chương trình Kỹ năng đặc định số 2 sẽ dành cho người lao động đã hoàn thành chương trình số 1. Tuy phạm vi ngành nghề được tiếp nhận hạn chế hơn (chỉ có 2 ngành), nhưng chương trình Kỹ năng đặc định loại 2 so với loại 1 sẽ có nhiều ưu đãi hơn và yêu cầu kinh nghiệm, tay nghề cũng cao hơn:
- Gia hạn được visa và hết 10 năm có thể lấy đươc VĨNH TRÚ
- Bảo lãnh được vợ và con sống lâu dài tại Nhật
1. 14 ngành nghề của chương trình Kỹ năng đặc định loại 1:
Stt | Các ngành nghề | Nội dung công việc |
1 | Hộ lý | Thực hiện các công việc hỗ trợ về thân thể khách hàng như tắm rửa, ăn uống, sinh hoạt, giải trí, rèn luyện chức năng…
Chú ý: không bao gồm dịch vụ hộ lý tại nhà |
2 | Lau dọn tòa nhà | Vệ sinh, dọn dẹp khu vực bên trong tòa nhà |
3 | Chế tạo vật liệu | Đúc, sơn, hàn, gia công cơ khí… |
4 | Chế tạo máy móc sản xuất | Chế tạo máy, lắp ráp, hàn… |
5 | Điện – Điện tử – Thông tin | Sản xuất bảng mạch, cán mỏng kim loại, mạ, lắp ráp thiết bị điện tử |
6 | Xây dựng | Thực hiện các công việc tại địa điểm xây dựng như lắp giáo, thi công máy xây dựng, thạch cao, bơm bê tông… |
7 | Chế tạo, đóng tàu | Gia công cơ khí, lắp ráp thiết bị điện, đánh bóng… |
8 | Bảo dưỡng ô tô | Các công việc như kiểm tra, tháo lắp và bảo dưỡng ô tô hàng ngày |
9 | Hàng không | Thực hiện các công tác mặt đất như hỗ trợ hành lý, dịch vụ cho thuê…
Các công việc liên quan đến bảo dưỡng, bảo trì thân máy và các thiết bị của máy bay. |
10 | Khách sạn | Các công việc liên quan như lễ tân, lập kế hoạch và quảng bá, tiếp thị,.. |
11 | Nông nghiệp | Các công việc liên quan đến trồng trọt như quản lý canh tác, thu gom, phân loại và vận chuyển nông sản…
Các công việc liên quan đến chăn nuôi nói chung như quản lý chăn nuôi, thu gom, phân loại và vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi… |
12 | Ngư nghiệp | Các công việc liên quan đến đánh bắt hải sản: chế tạo, sửa chữa và vận hành công cụ đánh bắt, tìm kiếm hệ động thực vật, đánh bắt thủy sản, xử lý, bảo quản thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh.
Các công việc liên quan đến nuôi trồng thủy sản: quản lý, sửa chữa, chế tạo các vật liệu nuôi trồng, quản lý tăng trưởng động thực vật, nuôi trồng, thu hoạch, xử lý và bảo quản theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. |
13 | Sản xuất thực phẩm | Công việc liên quan như: sản xuất thực phẩm, đồ uống (trừ các loại bia rượu) gia công đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. |
14 | Dịch vụ ăn uống | Công việc như: chế biến, dịch vụ khách hàng, quản lý cửa hàng… |
2. Ngành nghề được xem xét tư cách Visa đặc định loại 2
- Xây dựng(建築業)
- Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)
III. Những đối tượng nào được tham gia chương trình Kỹ năng đặc định
Thực tập sinh kỹ năng số 2 và 3 sau khi hoàn thành chương trình được xem là đáp ứng các điều kiện về ngoại ngữ, tay nghề để đăng ký tham gia chương trình Kỹ năng đặc định. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000502638.pdf
- Nhóm đối tượng tại Việt Nam:
- Ứng viên chưa từng tham gia chương trình làm việc tại Nhật Bản: Phải vượt qua bài thi năng lực tiếng Nhật trình độ N4 và bài thi đánh giá trình độ chuyên môn.
- Ứng viên đã từng du học tại Nhật Bản: Chỉ cần thi thêm bài thi đánh giá trình độ chuyên môn
- Ứng viên là Thực tập sinh kỹ năng (chương trình 1 năm):
- Bạn phải đậu kỳ thi đánh giá Kỹ năng đặc định bao gồm thi kỹ năng chuyên môn và năng lực tiếng Nhật trình độ N4
- Nếu đã có N4 thì chỉ phải thi kỹ năng chuyên môn.
- Nhóm đối tượng tại Nhật Bản:
- Ứng viên là Thực tập sinh (chương trình 3 năm) sắp hoàn thành chương trình: Nếu bạn có bằng Thực tập sinh kỹ năng số 3, có nguyện vọng tiếp tục làm việc (cùng ngành nghề đang làm) → được miễn thi và được chuyển sang visa “Kỹ năng đặc định”
- Ứng viên là du học sinh tại Nhật: Phải tham gia kỳ thi đánh giá Kỹ năng đặc định của từng nhóm ngành nghề riêng biệt.
IV. Các đối tượng bị cấm tham gia visa Kỹ năng đặc định Nhật Bản
Sau đây là 8 đối tượng bị cấm tham gia visa đặc định Nhật Bản:
- Du học sinh vi phạm nội quy nhà trường như: trốn học, bỏ học…
- Du học sinh vi phạm pháp luật Nhật Bản như: trốn tiền nhà, tiền điện, tiền dịch vụ, làm việc quá giờ cho phép…
- Lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp
- Lao động bị tiền án tiền sự bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản
- Lao động về nước trước hạn
- Lao động đang cư trú tại Nhật dưới hình thức Visa tị nạn
- Những người đang ở Nhật Bản theo tư cách lưu trú: Đào tạo, hoạt động đặc định.
- Những người cư trú lâu dài tại Nhật (trừ những người visa ngắn hạn, visa ngoại giao, visa công vụ, visa vĩnh trú, cư trú không có visa) hoặc những người từng có kinh nghiệm cư trú lâu dài tại Nhật Bản)
V. Sự khác nhau giữa visa đặc định và visa Thực tập sinh Nhật Bản
Thực tập sinh kỹ năng |
Tin liên quan |